Năm 2020 công nhân các khu công nghiệp sẽ có nhà ở

Thảo luận trong 'Dịch vụ nhà đất, bất động sản' bắt đầu bởi quocphuong13, 20/6/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đang chuẩn bị xây dựng để bán cho công nhân những căn nhà có giá từ 100-200 triệu đồng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thực sự là tin vui đối với hàng triệu công nhân, người lao động đang thực sự khó khăn về nhà ở.
    >> chung cư ia20
    Chưa ai được vay vốn ưu đãi 4,8% để mua nhà ở xã hội
    TPHCM đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
    Quy định mua bán nhà ở xã hội
    PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
    >> chung cư golden field mỹ đình
    PV: Thưa ông, Tổng LĐLĐVN đang xây dựng các thiết chế, trong đó sẽ lo được cho hàng triệu công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhà ở với mức giá chỉ 100-200 triệu đồng/căn. Ông có thể nói cụ thể hơn về việc này?
    >> chung cư udic westlake
    Ông Bùi Văn Cường: Có thể nói đề án này là một đề án xuất phát từ nhu cầu thiết yếu và mong muốn chính đáng của công nhân lao động. Hiện tại chúng ta đang có hơn 300 KCN, KCX trong đó có hơn 200 khu đang hoạt động với hơn 2 triệu công nhân, người lao động đang làm việc.

    Chúng tôi thấy rằng nhu cầu về nhà ở, nhà trẻ, rồi các nhu cầu sinh hoạt về văn hóa, tinh thần, thể thao, tư vấn pháp luật, chăm sóc y tế là những mong muốn chính đáng của người lao động. Hiện nay chúng tôi đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 655 ngày 12- 5-2017.

    Theo đó từ nay đến năm 2020 chúng tôi sẽ xây dựng 50 thiết chế của Công đoàn ở 50 KCN, KCX trên cả nước. Chỉ cần hoàn thành được mục tiêu này thì đã giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở và các nhu cầu về mua sắm, nhà trẻ, các hoạt động văn hóa tinh thần… cho người lao động.

    PV: Hiện tại chúng ta đang triển khai cụ thể thế nào, thưa ông?

    Ông Bùi Văn Cường: Hiện chúng tôi đang tích cực triển khai. Trong đề án Thủ tướng Chính phủ cũng giao 8 bộ, ngành và các địa phương phối hợp với Tổng LĐLĐVN triển khai thực hiện. Hiện chúng tôi đã cho triển khai các văn bản để khảo sát các nhu cầu, đồng thời xác định địa điểm.

    Trước mắt, chúng tôi đã làm việc với 3 địa phương trong đó có Hà Nam, Quảng Nam, Tiền Giang sẽ là 3 nơi làm đầu tiên. Ở mỗi một khu sẽ có block nhà, sẽ có các căn hộ diện tích tối thiểu 30m2, tối đa 65m2. Về cơ chế chính sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cấp đất không thu tiền. Tổng LĐLĐVN bỏ phần kinh phí tiết kiệm trong toàn hệ thống mỗi năm khoảng 700 tỷ để làm phần hạ tầng và các thiết chế về văn hóa, thể thao, y tế, nhà trẻ, siêu thị.

    Còn phần xây cho công nhân thì chúng tôi làm việc với các nhà cung cấp vật liệu như: Tổng Công ty Xi măng, Tổng Công ty Thép, Công ty Viglacera… giảm giá cho chương trình này như vậy giá thành sẽ ở mức thấp nhất.

    Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng thiết kế điển hình sau đó xây ở các địa điểm khác như vậy cũng không mất phí thiết kế nữa. Tất cả mọi thứ tối giản để cho công nhân có thể mua được căn nhà với giá rẻ nhất, hoặc không có nhu cầu mua có thể thuê. Chúng tôi tính toán, ví dụ như ở Hà Nội một gia đình công nhân khoảng 4 người phải đi thuê một căn nhà chật chội nóng bức nhưng cũng mất 1,5 đến 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy 1 năm sẽ mất khoảng 20 triệu tiền thuê nhà.

    Cũng với số tiền đó, nhưng với các căn hộ được xây dựng trong các khu có đầy đủ các tiện ích, công viên cây xanh mà họ thuê mua thì cũng chỉ mất khoảng 7 năm là họ đã có thể có được căn nhà với sổ hồng đứng tên mình. Tại 3 địa điểm triển khai đầu tiên chúng tôi đang triển khai các thủ tục về đấu thầu xây dựng, thủ tục về đất đai…


    Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường.
    Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường.
    PV: Đây rõ ràng là chương trình phi lợi nhuận, vậy nguồn lực ở đâu để thực hiện việc này?

    Ông Bùi Văn Cường: Tổng LĐLĐVN sẽ là chủ đầu tư, chúng tôi sẽ trực tiếp làm, trực tiếp đứng ra triển khai xây dựng. LĐLĐ các địa phương, Công đoàn các khu công nghiệp cũng sẽ tham gia vào đây. Vừa rồi tại một số địa phương, chúng tôi mới bàn câu chuyện này nhưng một số doanh nghiệp đã đăng ký, họ sẽ bỏ tiền tham gia và lấy khu đó cho công nhân của họ.

    Dự kiến để làm được 50 thiết chế này kinh phí thực hiện khoảng 12 nghìn tỷ. Tổng LĐLĐVN sẽ bỏ ra khoảng 3.000 tỷ để làm hạ tầng, phần còn lại sẽ vay từ ngân hàng. Sau khoảng 10 năm thu hồi được vốn sẽ trả cho ngân hàng.

    PV: Cụ thể một điểm được triển khai trước ở khu vực phía Bắc là tại KCN Đồng Văn (Hà Nam) đang được triển khai thế nào thưa ông?

    Ông Bùi Văn Cường: Địa điểm Đồng Văn, chúng tôi đã về làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam 2 phiên. Hiện đang tiến hành quy hoạch 1/500 khu đất hơn 4ha. Dự kiến xây dựng 12 block nhà, mỗi nhà 5 tầng, mỗi tầng sẽ có khoảng 30 căn hộ (một block sẽ có 150 căn hộ).

    Chúng tôi tính toán tầng 1 sẽ để làm dịch vụ công như: nhà trẻ, siêu thị, phòng tổ chức các sinh hoạt chung, từ tầng 2 trở lên mới là nhà ở. Địa phương cấp đất không thu tiền và làm hạ tầng như điện nước, giao thông tới chân công trình, còn khu vực bên trong công trình Tổng LĐLĐVN sẽ làm theo hướng bỏ tiền làm hạ tầng điện nước, giao thông, công viên, cây xanh, sân chơi, bãi tập. Nhà ở thì có phần để bán, có phần cho thuê. Bán thì công nhân nào đăng ký chúng tôi sẽ bán, tất nhiên với giá trung bình khoảng 5 triệu đồng, có thể tầng 5 sẽ chỉ khoảng 3 đến 3,5 triệu đồng/m².

    Chúng tôi cũng đặt vấn đề với ngân hàng để cho công nhân vay và trả dần. Còn phần cho thuê chúng tôi cũng vay tiền ngân hàng, khoảng 10 năm thu hồi vốn và trả lại cho ngân hàng.

    Tuy nhiên ví dụ như tại KCN Đồng Văn dự kiến làm 12 block nhà nhưng nhu cầu của công nhân theo đăng ký chỉ 5 block thì chúng tôi chỉ làm 5 block, sau này có nhu cầu thêm thì sẽ tiếp tục làm. Chúng tôi xác định nhà làm xong đến đâu phải sáng đèn đến đó chứ không phải làm xong mà không có người ở là không được.

    PV: Công tác triển khai hiện có gặp khó khăn gì không thưa ông?

    Ông Bùi Văn Cường: Khó khăn thì cũng có, như một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đất đai không dễ. Vì đất đai liên quan đến thu hồi, rồi ngân sách địa phương phải bỏ ra để thu hồi. Một số địa phương có nhu cầu nhưng ngân sách còn khó khăn thì họ cũng còn đắn đo thu hồi đất. Thêm nữa cũng còn một số khó khăn như cơ chế, chính sách…

    Chính sách yêu cầu phải trình tự thủ tục, các bước trong đầu tư xây dựng. Những trình tự này đặt ra phải có thời gian nhưng chúng tôi cũng phải thực hiện như thế. Muốn đẩy nhanh tiến độ cũng không phải dễ.

    PV: Hiện tại đang là quý II- 2017, liệu đến năm 2020 chúng ta có hoàn thành mục tiêu xây dựng được 50 thiết chế này không?

    Ông Bùi Văn Cường: Hiện nay đang làm điểm ở 3 địa phương ở Hà Nam, Quảng Nam và Tiền Giang. Thế nhưng đồng thời đó chúng tôi cũng tiếp tục triển khai ở các địa phương khác cũng với các quy trình pháp luật liên quan đến đầu tư.

    Tổng LĐLĐVN sẽ là tổng chỉ huy, còn 50 khu thì 50 Liên đoàn Lao động các tỉnh sẽ trực tiếp triển khai chứ không phải là Tổng LĐLĐVN sẽ làm hết. Tổng LĐLĐVN chỉ cấp tiền theo quy định còn bộ phận thực hiện là ở các địa phương. Hiện nay đồng loạt các địa phương cũng đã bắt đầu khảo sát, phát đơn và cho công nhân, người lao động đăng ký.

    Cùng với nó là sẽ đấu thầu các tư vấn thiết kế. Khi có thiết kế rồi thì địa phương cùng với Tổng LĐLĐVN xem và duyệt. Triển khai đồng loạt chứ không phải xong chỗ này rồi mới làm chỗ kia. Trên cơ sở dòng tiền phải được chuẩn bị, thì mục tiêu đúng như đề án đến năm 2020 chúng ta sẽ hoàn thành được 50 thiết chế này.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này