Món ăn vặt ngày tết của người Trung Quốc

Thảo luận trong 'Giáo dục gia đình' bắt đầu bởi chaucaphu, 8/4/19.

  1. chaucaphu

    chaucaphu Expired VIP

    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ẩm thực Tết Trung Quốc có khá nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm các món ăn vặt của Trung Quốc ngày Tết, dịp lễ lớn nhất năm của Trung Quốc và cũng là của Việt Nam để tìm ra điểm giao thoa nhé.

    1. Giống nhau
    1.1 Các loại hạt
    :
    Trung Quốc: Khi Tết đến, người Trung Quốc bắt đầu nhàn rỗi. Vì thế, họ thích thư giãn ở nhà và nhâm nhi các loại hạt bí, hạt hướng dương... để giết thời gian. Truyền thống ăn hạt vào ngày Tết bắt nguồn từ thời nhà Minh. Lúc đó, người nông dân có nhiều thời gian rảnh ở nhà vào mùa đông, nên họ đã giải khuây bằng việc ngồi tách vỏ các loại hạt.

    Việt Nam: Với tết cổ truyền của người Việt Nam, bạn không thể không nhắc đến các loại hạt khô thơm ngon vừa làm cho cái Tết của bạn trở nên ấm áp vừa để nhâm nhi trong các cuộc trò chuyện quây quần đầu năm.

    1.2 Kẹo đậu phộng
    Trung Quốc:
    Món kẹo này cũng là một loại quà vặt truyền thống, tồn tại từ lâu đời trong nền ẩm thực Trung Quốc. Loại kẹo này có nhiều biến tấu, nhưng cơ bản nhất là loại được làm từ đậu phộng trộn chung với mạch nha và mè rang.

    Việt Nam: Kẹo đậu phộng hay kẹo thèo lèo là loại kẹo ai ai cũng biết đến! Mỗi độ tết đến xuân về vào ngày 23 tháng chạp nhà nhà chuẩn bị đưa ông táo lên trời. 1 con cá chép và 1 dĩa kẹo thèo lèo làm lễ vật cầu chúc cho năm mới an lành và nhiều hạnh phúc.

    1.3 Mứt gừng
    Trung Quốc: Đặc tính nóng của gừng đã khiến mứt gừng trở thành một món quà vặt hoàn hảo để nhâm nhi trong những ngày Tết lạnh giá ở Trung Quốc. Theo cách làm truyền thống, gừng được thu hoạch, sơ chế, đem trộn với các loại gia vị, sau đó được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời nhiều ngày liền. Đến những ngày trời lạnh, người Trung Quốc sẽ ăn mứt gừng cùng với trà nóng để giữ ấm cơ thể.

    Việt Nam: Mứt gừng là một loại mứt không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam, đặc biệt đượcc yêu thích nhất ở người trung và lớn tuổi. Không chỉ mang lại hương vị khác lạ so với các món mứt khác khác mà món mứt gừng còn có khá nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.

    2. Khác nhau
    Kẹo mạch nha:
    Trong quá khứ, kẹo mạch nha được nặn thành những hình thù sinh động từng là món quà vặt yêu thích của các em nhỏ Trung Quốc mỗi khi mùa lễ hội đến, đặc biệt là dịp Tết. Loại kẹo này tuy đơn giản, nhưng đã có lịch sử tồn tại hơn 600 năm.

    Kẹo hồ lô: Đây là món quà vặt không thể thiếu của người Trung Quốc khi trời trở lạnh. Người bán xiên những quả táo gai đỏ mọng lại với nhau, sau đó phủ một lớp mạch nha bên ngoài, tạo thành một loại kẹo có vị chua ngọt hòa quyện, phù hợp với không khí đoàn viên, tưng bừng của ngày Tết. Ngoài ngày tết, kẹo hồ lô còn có thể bắt gặp ở khắp các con phố ẩm thực, các ngõ hẻm cũ hay các xe hàng rong ở Trung Quốc.

    Gạo rang: Nhiều thế hệ người Trung Quốc đã lớn lên với tiếng lốp bốp của các xe hàng rong bán gạo rang. Món quà vặt đơn giản với nguyên liệu chính là gạo, loại thực phẩm gắn liền với ẩm thực Trung Quốc, nhưng mang trong đó nhiều kỷ niệm ấu thơ quý giá.

    Bánh xoắn chiên: Trước đây, ở vùng Đại Anh (Trung Quốc), người dân từng bị một đại dịch gây ra bởi nọc độc bò cạp. Để chữa dịch này, các hộ gia đình vào đầu năm mới đã nặn những viên bột thành hình xoắn như đuôi bò cạp rồi đem chiên thành thức ăn. Từ đó, món ăn này lan rộng và trở thành món quà vặt quen thuộc với người Trung Quốc mỗi dịp Tết.

    Hồng khô: Người Trung Quốc tận dụng thời tiết khô, lạnh của mùa đông để phơi khô những quả hồng tươi. Đến dịp Tết, những trái hồng đã khô và dẻo, tạo thành một món quà vặt ngon miệng. Người Trung Quốc quan niệm, ăn hồng vào đầu năm sẽ khiến mọi việc được như ý muốn.

    Các bạn thấy đấy, điểm giống và khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam rất thú vị đúng không nào. Đây cũng là niềm cảm hứng của nhiều thế hệ người Việt Nam khi học tiếng Trung.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này